Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của ắc quy ô tô

Cấu tạo của ắc quy ô tô

Về cấu tạo của ắc quy ô tô sẽ được chia thành cấu tạo bên trong và cấu tạo bên ngoài. Các chi tiết trong bình ắc quy sẽ tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh để vận hành đạt kết quả tốt nhất.

Cấu tạo bên trong của ắc quy ô tô bao gồm:

  • Bản cực âm và bản cực dương chứa tấm ngăn cách và nối với nhau bằng thanh nối. 
  • Có rất nhiều ngăn nhỏ và mỗi ngăn đều chứa dung dịch H2S04.

Còn về cấu tạo bên ngoài gồm chi tiết sau:

  • Vỏ thường được làm từ cao su cứng hoặc vật liệu bitum bởi các vật liệu này có tính cách nhiệt và chống axit ăn mòn cao cùng độ bền cơ học lớn.
  • Đặc điểm dễ nhận biết nhất của bình ắc quy đó là có 2 cực lồi phía trên cực dương và cực âm của bình, thường nắp chụp đầu cực có màu sắc để phân biệt như: màu đỏ là cực dương (+); màu xanh là cực âm (-).

Khi phóng điện, bình sẽ cung cấp một dòng điện cho bộ phận tiêu thụ. Khi axit trong dung dịch điện phân phản ứng với chì chuyển thành nước giúp năng lượng điện được phóng ra. Khi đó, axit sunfuric cùng với các bản cực âm, dương chuyển thành sunfat chì. Quá trình phóng điện làm cho lượng nước tăng lên nhưng lại làm giảm lượng axit sunfuric khiến nồng độ điện dịch giảm và các bản cực tiến dần đến ngoài ra do bản chất là PbSO4 khiến hiệu điện thế giữa chúng giảm dần. 

Lúc nạp điện, nồng độ chất điện phân tăng lên, chất điện phân chuyển thành axit sunfuric. Cùng với đó, các bản cực dương sẽ chuyển thành oxit chì, các bản cực âm chuyển thành chì. Lúc này, chiều của dòng điện nạp vào ngược chiều với dòng điện khi phóng. 

Ắc quy ô tô dùng được bao lâu?

Tuổi thọ của ắc quy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ắc quy, hãng ắc quy sử dụng, điều kiện thời tiết, thói quen sử dụng,… Do đó không có câu trả lời chính xác cho tuổi thọ ắc quy là bao lâu. Tuy nhiên trên thực tế một số thống kê cho thấy rằng thời gian sử dụng ắc quy ô tô chỉ rơi vào khoảng 2 – 3 năm. Khi kết thúc vòng đời sử dụng trung bình, ắc quy cần được thay thế ngay để tránh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên xe. Về thời gian bảo hành của các loại ắc quy này là từ 6 – 12 tháng.

Cách kiểm tra bình ắc quy xe ô tô

Việc kiểm tra bình ắc quy trên ô tô thường xuyên là điều vô cùng quan trọng vì nếu phát hiện những hư hỏng thì sẽ có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời. Một số cách kiểm tra ắc quy ô tô thường được sử dụng để người dùng có thể tự kiểm tra tại nhà dễ dàng. 

  • Kiểm tra qua mắt thần (đối với ắc quy khô): có thể đánh giá qua màu sắc của mắt thần. Khi nhìn vào lỗ soi của mắt thần để đánh giá màu sắc, người sử dụng có thể đánh giá sơ bộ được tình trạng của ắc quy. Quy định về màu sắc nhìn được qua mắt thần được in chi tiết trên vỏ bình
  • Kiểm tra mực chất lỏng, chìa tấm cực quá cao (đối với ắc quy nước): việc kiểm tra mực chất lỏng bên trong ắc quy là hết sức cần thiết,  nếu quan sát thấy mực chất lỏng thấp hơn mức quy định thì cần nạp thêm nước cất vào ắc quy. Ắc quy ô tô có cấu tạo trong suốt nên có thể kiểm tra được mực chất lỏng bằng mắt thường. 
  • Bình ắc quy ô tô bị phồng, đầu cọc bị hỏng, rò rỉ, nứt vỡ: Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bên trong như nhiệt độ cao, hỏng bản cực, bị chai,…sẽ dẫn đến các hiện tượng này. 
  • Cách kiểm tra ắc quy ô tô bằng thiết bị chuyên dụng: Bên cạnh quan sát bằng mắt thường thì người dùng có thể tự kiểm tra ắc quy bằng các thiết bị chuyên dụng như vôn kế hay đồng hồ đo điện năng. 
  • Kiểm tra bằng vôn kế: Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu của bản cực hoặc các thiết bị khác. Nếu số đo điện áp trên vôn kế cho kết quả trong khoảng 12,4V – 12,7V tại thời điểm xe không nổ máy có nghĩa là ắc quy vẫn sử dụng được tốt. Ngược lại, nếu số đo điện áp thấp hơn 12,4V có nghĩa là ắc quy cần được nạp thêm điện. Chú ý nếu chỉ số sụt xuống mức thấp hơn 9,6V thì cần được thay mới ngay vì có thể ắc quy đã bị yếu và sắp hỏng. Để tránh đo nhầm điện áp  bề mặt sau khi ắc quy được nạp, cần so sánh điện áp trước khi nạp, sau đó nổ máy 1 hoặc 2 lần và tắt máy để đo lại điện áp thực tế của ắc quy.
call Hotline 1 0364355335 call Hotline 2 0364 355 335 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok